02:35 CH @ Thứ Hai - 09 Tháng Giêng, 2012

I. Mô tả sản phẩm

Là chất lỏng không mầu, có mùi hắc nhẹ và hơi ngọt.

II. Tính chất Vật lý và hóa học:

Đặc tính vật lý

Hình thức/ mầu sắc

Điểm đông đặc / nóng chảy

Điểm sôi

Điểm chớp cháy (TOC)

Nhiệt độ tự cháy

Giới hạn nổ ( trong không khí)

Áp suất hơi ( 100 DegC)

Tỷ trọng (20 Deg C)

Khối lượng riêng ( 20.0/20.0 )

Tỷ trọng hơi (101.3kpa/air =1)

Tan trong nước ( 20.00DegC)

Hóa chất này có hút ẩm không ?

Độ nhớt ( 20DegC)

Tốc độ bay hơi ( N- Butyl Acetate = 1)

Hệ số giãn nở nhiệt (Liq)

Trọng lượng phân tử

Chất lỏng

Là chất lỏng không mầu, trong.

-88.90 DegC

88.1 – 82.5 DegC

12 DegC

>350 DegC

20 - 12.7 Vol%

4.8 Kpa

0.785g /cc

0,79

>1.00

100.00wt%

Không

2.20 CSt

2.300

0.00127 (DegC vol /vol/DegC)

60

III. Ứng dụng:

Được sử dụng trong công nghiệp in ấn, tẩy rửa, keo dán, để sản xuất thuốc

1. Sản phẩm hoá chất và sự phân biệt

Tên sản phẩm: Isopropanol

Sự phân biệt của hợp chất: Isopropanol

Nhóm hóa học: Alcohol

Mô tả sản phẩm: Là chất lỏng không màu

2. Cấu tạo / thông tin về những thành phần

Thành phần độc hại cho sức khoẻ

Propan-2-OL (ISOPROPYALCOHOL)

3. Những đặc tính nguy hiểm

- Nguy hiểm cho sức khoẻ

- Gây dị ứng cho mắt

- Những độc hại hóa lý / độc hại cháy nổ:

Rất độc: Xì từ bính khí hay tự tràn vãi có thể dễ dàng trở thành hợp chất dễ gây cháy trong khoảng giới hạn nổ hoặc tại nhiệt độ trên độ chớp cháy.

4. Những giải pháp tạm thời

Qua đường hô hấp:

Sử dụng dụng cụ thu khí thích hợp, ngay lập tức chuyển những nạn nhân ra khỏi vùng bị nạn, phải làm hô hấp nhân tạo nếu tim đã ngừng đập. Cho nạn nhân nghỉ ngơi, tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tiếp xúc với da:

Ngay lập tức rửa sạch với thật nhiều nước, nếu có thì nên dùng xà phòng. Thay quần áo bẩn đi, thay cả giày sau khi đã rửa xong.

Tiếp xúc với mắt:

Ngay lập tức rửa mắt với thật nhiều nước trong vòng ít nhất là 15 phút. Tham khảo ý kiến bác sỹ ngay.

Qua đường tiêu hoá:

Nếu có lỡ nuốt vào phải cho ói ra, cho nghỉ ngơi, tham khảo ý kiến bác sỹ ngay

5. Những giải pháp chống cháy

Những biện pháp chống cháy:

- Sử dụng nước phun để làm sạch và bảo vệ con người, tắt tất cả các nguồn dễ gây cháy. Nếu thùng bị đổ hoặc đổ mà chưa phát cháy, dùng nước phun và rửa sạch mùi đi và nhân viên phải chữa lỗ bị rò rỉ.

- Mỗi một đám cháy chúng ta có thể để tự tắt được nếu kiểm soát được đám cháy hoặc chúng ta dập tắt đám cháy bằng bọt có chứa chất alcohol hoặc hóa chất khô. Tốt nhất là dùng bọt để dập tắt.

- Có thể dập tắt có vụ cháy do chất hóa học tràn bằng cách phun nước.

Giải pháp cho các vụ cháy đặc biệt:

- Xem phần 4 “Những giải pháp tạm thời” và phần 9 “Sự ổn định và hoạt hóa”

Những sản phẩm gây cháy nguy hiểm:

- Không thường xuyên

6. Những giải pháp làm hạn chế tác hại

Tràn ra đất:

- Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây cháy, chú ý đến các vùng dễ gây cháy hoặc nổ. Không cho chất hoá học vào cống, nguồn nước hoặc những nơi ẩm thấp.

- Tránh xa nơi công cộng. Tắt tất cả các nguồn dễ gây nguy hiểm. Báo cơ quan chức năng nếu các nguồn hoá chất đó đã vào các nguồn nước hoặc cống hoặc đã thấm vào đất hoặc dính vào rau quả. Áp dụng các phương pháp để giảm đến mức tối thiểu các tác hại đến nguồn nước dưới đất.

- Dùng đất cát để xử lý các chất lỏng bị đổ.

- Dùng nước để làm loãng các dung dịch bị đổ. Xử lý bằng máy bơm (bằng động cơ máy hoặc bằng tay) hoặc máy hấp thụ nhiệt thích hợp. Nếu chất lỏng quá nhớt không bơm được, dùng xẻng hoặc xô hốt sạch chúng cho vào thùng thích hợp để tái sử dụng hoặc đổ đi.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc hủy bỏ hay phục hồi sử dụng chúng nhưng phải đảm bảo chắc chắn rằng những việc làm trên là tuân thủ theo những quy tắc riêng của địa phương.

- Xem phần 4 “Những giải pháp tạm thời” và phần 9 “Sự ổn định và hoạt hóa”

Tràn vào nước:

- Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây cháy. Chú ý đến các vùng dễ gây cháy hoặc nổ và luôn giữ cho những vùng này luôn được sạch sẽ. Dội nước sạch các vùng bị đổ tràn để làm loãng các chất ấy đi. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc hủy bỏ hoặc tái sử dụng chúng và đảm bảo phải tuân theo những nguyên tắc của địa phương.

- Xem phần 4 “Những giải pháp tạm thời” và phần 9 “Sự ổn định và hoạt hoá”

7. Giao nhận và tồn chứa

Nhiệt độ tồn trữ (DegC): bằng nhiệt độ ở môi trường xung quanh.

Nhiệt độ lúc vận chuyển (DegC): bằng nhiệt độ ở môi trường xung quanh.

Nhiệt độ xếp dỡ (DegC): bằng nhiệt độ ở môi trường xung quanh.

Độ nhớt (cst): 2.65

Áp suất vận chuyển, tồn chứa (kpa): bằng nhiệt độ khí quyển.

Sự tích điện có gây nguy hiểm không? Không, nhưng phải sử dụng các phương pháp tiếp địa thích hợp

Những phương tiện vận tải thường sử dụng: Tàu chở dầu, xe bồn chở dầu, xe tải, xà lan, thùng phuy.

Lớp bao phủ thích hợp: Lớp bao phủ bằng kẽm vô cơ, epoxy, lớp bao phủ bằng phenol, vinyl, thép carbon, thép không rỉ sét, đồng thiếc, polyethylen Teflon, polyester.

Lớp bao phủ không thích hợp: Nhôm, gang, monel, butyl cao su, cao su thiên nhiên, EPDM.

Tính tương hợp với các vật liệu dẻo thì có thể thay đổi. Do đó chúng ta nên kiểm tra lại tính tương hợp trước khi sử dụng.

Tồn chứa, giao nhận - những ghi chú chung:

- Luôn đóng kín các thùng chứa, lưu giữ các thùng chứa cẩn thận. Mở từ từ để tránh sự giảm áp suất đột ngột. Giữ thùng chứa được lạnh, tránh đặt những vật liệu đối kháng nhau ở nơi thông thoáng.

- Không được giữ, tồn trữ hoặc mở nắp các thùng chứa các chất lỏng ấy gần lửa, nguồn khí nóng hoặc nguồn dễ gây cháy. Không cho chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

- Nguyên liệu này không là điện cực tĩnh nhưng có thể sử dụng như là điểm nối kết thích hợp.

- Không được nén khí, cắt, làm nóng hoặc hàn các thùng chứa đã qua sử dụng khi chưa rửa sạch.

- Những thùng rỗng không còn sử dụng vẫn rất nguy hiểm. Do đó vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa đã được sử dụng.

8. Các biện pháp an toàn / Tự bảo vệ

Các giải pháp kiểm soát bằng thiết bị kỹ thuật / thông thoáng

- Phải dùng quạt gió ở những nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường hoặc để giữ nồng độ thấp hơn giới hạn cho phép.

- Sử dụng các dụng cụ làm thông thoáng chống nổ

Tự bảo vệ:

- Nơi xảy ra sự tiếp xúc với hóa chất, nên mặc áo dài tay đeo găng tay bảo hộ và đeo kính bảo hộ hóa học.

- Nơi xảy ra sự tiếp xúc, mang kính bảo vệ an toàn.

- Nơi nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép đã được nêu trong phần này. Nếu các phương tiện làm giảm sự nguy hại khác không có hiệu quả, nên dùng mặt nạ phòng độc để tránh hít khí độc vào.

9. Sự ổn định và các khả năng phản ứng

- Sự quang hóa có nguy hiểm không? Không.

- Những điều kiện để tránh những sự quang hóa: không đề cập

- Sự ổn định: ổn định

- Điều kiện phá vỡ sự ổn định: những rủi ro chuyển tiếp của những thành phần peroxide.

- Những nguy hiểm của sự chuyển hóa thành các peroxide trong quá trình tồn chứa và bảo quản


Nguồn: