I. Mô tả sản phẩm
Là chất lỏng không mầu trong suốt, có mùi thơm dễ chịu.
II. Tính chất Vật lý và hóa học:
Tỷ trọng ở 200C Điểm chớp cháy ( abel) Nhiệt độ tự bốc cháy: Giới hạn bốc hơi: Dưới Trên Hơi đông đặc ở 00 và 1 atm Ngưỡng giá trị giới hạn | 0.865-0.875 kg/L 240C 5000C 1.0% vol 6.0% vol 3.7 TLV-TWA 100 ppm (434 mg/m3). (ACGIH 1989-90) TLV – STEL 150ppm (657mq/m3) |
III. Ứng dụng:
Là Dung môi rất quan trọng cho thuốc trừ sâu, chất béo, parafin, nhựa tự nhiên và nhựa tổng hợp. Xylene còn dùng làm dung môi, chất pha loãng cho sơn, men, vecni và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mực in, keo dan.
1. Tên hóa học
Xylene
2. Tên khác
Xylol
3. Các đặc điểm nổi bật
Tỷ trọng ở 200C: 0.865 – 0.875 kg/L
Điểm chớp cháy (abel): 240C
Nhiệt độ tự bốc cháy: 5000C
Giới hạn bốc hơi:
Dưới:1.0% vol
Trên6.0% vol
Hơi đông đặc ở 00C và 1 atm:3.7
Ngưỡng giá trị giới hạn:TLV-TWA 100ppm (434 mg/m3).(ACGIH 1989-90)
TLV-STEL 150ppm (657 mg/m3).
4. Các đặc tính nguy hiểm
Xylene là một chất lỏng dễ cháy và có thể trở thành một hỗn hợp khí nổ đặc biệt khi chứa trong các thùng rỗng và không sạch. Hơi Xylene thì không thể nhìn thấy được nhưng nặng hơn không khí, có thể tràn và lan dài trên mặt đất.
Tĩnh điện có thể sinh ra trong quá trình vận chuyển (cũng như trong quá trình bơm rót).
Không sử dụng khí nén để đuổi hoặc nạp, dỡ tải hoặc xử lý Xylene.
Phản ứng với các chất oxy hóa mạnh.
Xylene gây dị ứng mạnh với da và mắt. Hơi Xylene kích thích với điểm gây hại cao. Vào lúc cao điểm, hơi có thể được hấp thụ và gây ra các tác động dây chuyền như làm hại đến gan, thận và hệ thần kinh trung tâm (narcosis).
5. Phòng ngừa
Cách ly chúng với các nguồn khí nóng, lửa hoặc điện.
Duy trì chế độ thông hơi thích hợp và tránh trường hợp nén hơi khí.
Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Dùng các dụng cụ bảo hộ thích hợp.
6. Dụng cụ và quần áo bảo hộ
Trong các hoạt động bình thường:
- Mắt: đeo kính bảo hộ hóa học hoặc khẩu trang bảo hộ che kín cả trán.
- Tay: đeo găng tay dài bằng cao su Nitril, PVC.
- Chân: mang giầy hoặc ủng an toàn hoặc các dụng cụ bảo hộ khác.
- Cơ thể: mặc quần áo bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn hóa học.
- Bảo quản các dụng cụ bảo hộ: Phải đặt nơi thoáng gió. Đeo khẩu trang bảo hộ có khử khí hữu cơ khi cứ phải tiếp xúc với khí độc
Trong môi trường phải tiếp xúc với nhiều chất khí
- Mắt: phải được bảo vệ bởi các dụng cụ bảo hộ
- Tay: đeo găng tay dài bằng cao su Nitril, PVC.
- Chân: mang giầy hoặc ủng an toàn hoặc các dụng cụ bảo hộ khác.
- Cơ thể: mặc quần áo bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn hóa học.
- Bảo quản các dụng cụ bảo hộ: xử lý các dụng cụ bảo hộ bằng cách khử khí hữu cơ. Nếu khí bay ra nhiều và ở nơi không thông thoáng thì ta nên mang dụng cụ dưỡng khí hoặc nén khí.
Xử lý trường hợp Xylene bị tràn hoặc rò rỉ:
- Dập tắt tất cả các ngọn lửa và chuyển tất cả các vật dụng có khả năng gây nổ đi
- Tắt điện, di chuyển người ra khỏi vùng bị nạn, làm thông thoáng khí ở nơi bị nạn.
- Không hít khí độc vào, mặc quần áo bảo hộ thích hợp.
Trường hợp bị hư hại nhỏ:
- Dùng đất, cát để xử lý, hấp thụ các chất lỏng ấy
- Xúc tất cả chúng cho vào một thùng có dãn nhãn để chuyển đi và tái sử dụng sau đó.
- Dội nước để rửa vùngvừa bị nạn.
Trường hợp hư hại nặng:
- Dùng đất cát để ngăn các chất lỏng ấy lây lan.
- Cho chúng vào thùng cứu hộ nếu có thể, còn không thì xử lý như trong trường hợp bị hư hỏng nhẹ.
- Thông báo cho chính quyền địa phương (như cứu hỏa, …) ngay lập tức. Nếu chất lỏng tan ra và thấm vào nước có thể gây nổ và rất độc hại.
Trường hợp bị rò rỉ:
- Bịt các lỗ thủng nếu chưa có gì xảy ra
- Đặt các thùng hình trụ ấy vào thùng một cách an toàn, nếu không thì xử lý bằng cách thích hợp.
Trường hợp bị cháy:
- Cháy nhỏ: dập tắt bằng các chất bột hóa học khô, bằng carbon dioxide, nhựa xốp, nước hoặc dùng đất cát.
- Cháy lớn: Dập tắt bằng nhựa xốp thấm nước. Tránh sử dụng vòi phun nước.
- Giữ cho các container luôn lạnh bằng các miếng nhựa xốp có thấm nước.
Cấp cứu:
- Nếu tiếp xúc với da: không chậm trễ phải thay quần áo bị dính chất độc ngay. Tắm ngay với nước sạch, dùng xà phòng nếu có.
- Nếu tiếp xúc với mắt: lấy nước sạch rửa mắt, nếu bị viêm hay nhiễm độc thì cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ ngay.
- Nếu hít khí độc vào: không chậm trễ, phải đưa người bị nhiễm độc đến ngay nơi có không khí trong lành.
- Nếu tắt thở phải hô hấp nhân tạo, phải hỏi ý kiến của bác sỹ trong mọi trường hợp.
- Nếu lỡ nuốt vào: Phải cho nôn ra, không được cho bất cứ gì vào miệng
- Tham khảo ý kiến bác sỹ.